Chuyển đến nội dung chính

UEFA Champions League 2008-09 – Wikipedia tiếng Việt


UEFA Champions League 2008–09

Stadio Olimpico 2008.JPG
Thông tin chung
Thời gian
16 tháng 9 năm 2008 – 27 tháng 5 năm 2009
Số đội
32
Vị trí chung cuộc
Vô địch
Tây Ban Nha Barcelona (lần thứ 3)
Á quân
Anh Manchester United
Thống kê
Số trận đấu
125
Số bàn thắng
329 (2.63 bàn/trận)
Khán giả
5.008.404 (40.067 khán giả/trận)
Vua phá lưới
Argentina Lionel Messi (9 bàn)

Cập nhật thống kê tính đến 27 tháng 5 năm 2009.

UEFA Champions League 2008-09 là giải đấu bóng đá cao nhất ở cấp câu lạc bộ của châu Âu thứ 54 tính từ lần đầu khởi tranh và là giải thứ 17 theo thể thức và tên gọi mới UEFA Champions League. Trận chung kết được tổ chức tại sân vận động Olimpico ở thủ đô Roma của Ý vào ngày 27 tháng 5 năm 2009. Barcelona là nhà vô địch mới của giải sau khi đánh bại đương kim vô địch Manchester United 2 – 0 ở chung kết.





Giải đấu này có tất cả 76 câu lạc bộ từ 52 liên đoàn thành viên UEFA tham dự (ngoại trừ Liechtenstein không tổ chức giải vô địch quốc gia nên không có đội bóng tham dự). Các quốc gia được xếp hạng dựa trên hệ số điểm của UEFA. Vị trí đương kim vô địch không sử dụng đến do đương kim vô địch Manchester United vào thẳng vòng đấu bảng với tư cách nhà vô địch Premier League.

Dưới đây là cách phân bổ các suất tham dự giải đấu:


Vòng loại đầu tiên (28 đội bóng)


  • 28 câu lạc bộ vô địch quốc gia của các liên đoàn hạng 25-53

Vòng loại thứ hai (28 đội bóng)


  • 14 câu lạc bộ chiến thắng ở vòng loại thứ nhất

  • 8 câu lạc bộ vô địch của các liên đoàn hạng 17-24 (Thụy Sĩ, Na Uy, Israel, Serbia, Đan Mạch, Áo, Ba Lan và Hungary)

  • 6 câu lạc bộ hạng nhì của các liên đoàn hạng 10-15

Vòng loại thứ ba (32 đội bóng)


  • 14 câu lạc bộ chiến thắng ở vòng loại thứ hai

  • 6 câu lạc bộ vô địch của các liên đoàn hạng 11-16

  • 3 câu lạc bộ hạng nhì của các liên đoàn hạng 7-9 [1]

  • 6 câu lạc bộ hạng ba của các liên đoàn hạng 1-6

  • 3 câu lạc bộ hạng tư của các liên đoàn hạng 1-3

Vòng đấu bảng (32 đội bóng)


  • 16 câu lạc bộ chiến thắng ở vòng loại thứ ba

  • 10 câu lạc bộ vô địch của các liên đoàn hạng 1-10

  • 6 câu lạc bộ hạng nhì của các liên đoàn hạng 1-6

Bảng dưới là lịch thi đấu và lịch bốc thăm của giải đấu này


















































Ngày
Sự kiện
Ngày
Sự kiện
1 tháng 7 2008
Bốc thăm vòng loại thứ nhất và thứ hai
4 tháng 11 2008
Vòng đấu bảng, lượt 4
15 tháng 7 2008
Vòng loại thứ nhất, lượt đi
5 tháng 11 2008
16 tháng 7 2008
25 tháng 11 2008
Vòng đấu bảng, lượt 5
22 tháng 7 2008
Vòng loại thứ nhất, lượt về
26 tháng 11 2008
23 tháng 7 2008
9 tháng 12 2008
Vòng đấu bảng, lượt 6
29 tháng 7 2008
Vòng loại thứ hai, lượt đi
10 tháng 12 2008
30 tháng 7 2008
19 tháng 12 2008
Bốc thăm vòng loại trực tiếp thứ nhất
1 tháng 8 2008
Bốc thăm vòng loại thứ ba
24 tháng 2 2009
Vòng loại trực tiếp thứ nhất, lượt đi
5 tháng 8 2008
Vòng loại thứ hai, lượt về
25 tháng 2 2009
6 tháng 8 2008
10 tháng 3 2009
Vòng loại trực tiếp thứ nhất, lượt về
12 tháng 8 2008
Vòng loại thứ ba, lượt đi
11 tháng 3 2009
13 tháng 8 2008
20 tháng 3 2009
Bốc thăm các vòng đấu còn lại
26 tháng 8 2008
Vòng loại thứ ba, lượt về
7 tháng 4 2009
Tứ kết, lượt đi
27 tháng 8 2008
8 tháng 4 2009
28 tháng 8 2008
Bốc thăm vòng đấu bảng
14 tháng 4 2009
Tứ kết, lượt về
16 tháng 9 2008
Vòng đấu bảng, lượt 1
15 tháng 4 2009
17 tháng 9 2008
28 tháng 4 2009
Bán kết, lượt đi
30 tháng 9 2008
Vòng đấu bảng, lượt 2
29 tháng 4 2009
1 tháng 10 2008
5 tháng 5 2009
Bán kết, lượt về
21 tháng 10 2008
Vòng đấu bảng, lượt 3
6 tháng 5 2009
22 tháng 10 2008
27 tháng 5 2009
Chung kết ở Roma, Ý

Vòng loại thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]


Lễ bốc thăm cho hai vòng loại đầu tiên tiến hành ngày 1 tháng 7 năm 2008 tại Nyon, Thuỵ Sĩ. Lượt đi vòng loại thứ nhất diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 7, lượt về diễn ra trong hai ngày 22 và 23 tháng 7 năm 2008.


Thể thức bốc thăm vòng loại thứ nhất là các câu lạc bộ được chia thành hai nhóm dựa theo Hệ số UEFA. Nhóm dưới bao gồm 14 đội bóng của các liên đoàn có hạng 40-53: không đội bóng nào trong nhóm này được UEFA xếp hạng câu lạc bộ.

2 trong số 14 cặp đấu kết thúc bằng chiến thắng của đội ở nhóm dưới: Inter Baku (Azerbaijan, liên đoàn hạng 42) thắng Rabotnički (Macedonia, 36) và BATE (Belarus, 40) thắng Valur (Iceland, 37).


Vòng loại thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]


Lượt đi vòng loại thứ nhất diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 7, lượt về diễn ra trong hai ngày 5 và 6 tháng 8 năm 2008.


Ở vòng loại thứ hai các câu lạc bộ cũng được chia thành hai nhóm theo Hệ số UEFA. Nhóm trên bao gồm 14 câu lạc bộ có thứ hạng UEFA cao hơn 166, nhóm dưới gồm các câu lạc bộ có thứ hạng thấp hơn hoặc không được xếp hạng.

3 trong số 14 cặp đấu kết thúc bằng chiến thắng của đội ở nhóm dưới: Kaunas (không xếp hạng) thắng Rangers (hạng 24), BATE (không xếp hạng) thắng Anderlecht (hạng 56) và Anorthosis Famagusta (hạng 193) thắng Rapid Wien (hạng 166).


Vòng loại thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]


Vòng loại thứ ba được tiến hành bốc thăm vào 1 tháng 8 năm 2008 tại Nyon, Thụy Sĩ.[2] Lượt đi diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng 8, lượt về diễn ra sau đó 2 tuần 26 và 27 tháng 8. Đội thắng trong các cặp đấu sẽ lọt vào vòng đấu bảng, trong khi đó đội thua chuyển sang thi đấu ở Cúp UEFA 2008-09, làm hạt giống ở vòng một.


Giống hai vòng loại trước, ở vòng loại này các câu lạc bộ cũng được chia thành hai nhóm. Nhóm trên bao gồm 16 câu lạc bộ có thứ hạng UEFA cao hơn 61, nhóm dưới gồm các câu lạc bộ có thứ hạng thấp hơn hoặc không được xếp hạng. Tuy nhiên việc bốc thăm được tiến hành trước khi vòng loại thứ hai kết thúc. Do đó hai câu lạc bộ Kaunas và BATE được xếp ở nhóm trên, do thứ hạng của đội bóng đã bị họ loại cao hơn 61.

4 trong số 16 cặp đấu kết thúc bằng chiến thắng của đội ở nhóm dưới: Anorthosis Famagusta (hạng 193) thắng Olympiacos (hạng 44); BATE (không xếp hạng) thắng Levski Sofia (hạng 80); Atlético Madrid (hạng 67) thắng Schalke 04 (hạng 22) và Dynamo Kyiv (hạng 74) thắng Spartak Moskva (hạng 61).



Lễ bốc thăm vòng đấu bảng được tiến hành ngày 28 tháng 8 năm 2008 tại Grimaldi Forum, Monaco, trước trận tranh Siêu Cúp châu Âu 2008 một ngày.[3]


Thể thức xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]


Theo điều 4.05 trong quy định của UEFA mùa bóng này, nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau:


  1. Thành tích đối đầu trực tiếp giữa các đội

  2. Hiệu số bàn thắng thua khi đối đầu trực tiếp

  3. Bàn thắng sân khách khi đối đầu trực tiếp

  4. Hiệu số bàn thắng thua trong bảng đấu

  5. Bàn thắng ghi được trong bảng đấu

  6. Hệ số UEFA cho câu lạc bộ, tính trong 5 mùa bóng
Màu ký hiệu sử dụng trong bảng
Đội bóng vượt qua vòng bảng, lọt vào vòng loại trực tiếp, tên in đậm
Đội bóng bị loại vòng bảng, xuống chơi ở Cúp UEFA, tên in đậm nghiêng
Đội bóng bị loại vòng bảng, tên in nghiêng

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]












































Đội
Trận
Thắng
Hòa
Thua
Bàn thắng
Bàn thua
Hiệu số
Điểm
Ý Roma
6402126+612
Anh Chelsea
632195+411
Pháp Bordeaux
6213511−67
România CFR Cluj
611459−44

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]


Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]


Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]


Bảng E[sửa | sửa mã nguồn]


Bảng F[sửa | sửa mã nguồn]












































Đội
Trận
Thắng
Hòa
Thua
Bàn thắng
Bàn thua
Hiệu số
Điểm
Đức Bayern
6420124+814
Pháp Lyon
63211410+411
Ý Fiorentina
613258−36
România Steaua
6015312−91

Bảng G[sửa | sửa mã nguồn]












































Đội
Trận
Thắng
Hòa
Thua
Bàn thắng
Bàn thua
Hiệu số
Điểm
Bồ Đào Nha Porto
640298+112
Anh Arsenal
6321115+611
Ukraina Dynamo Kyiv
62224408
Thổ Nhĩ Kỳ Fenerbahçe
6024411−72

Bảng H[sửa | sửa mã nguồn]



Ngoại trừ trận chung kết, vòng loại trực tiếp thi đấu theo thể thức sân nhà − sân khách với cùng thể thức như ở vòng sơ loại. Ở vòng 16 đội, đội đầu bảng gặp đội nhì bảng, hai đội trong một cặp đấu không cùng quốc gia và không cùng bảng đấu loại. Việc bốc thăm ở tứ kết và bán kết dựa vào thành tích ở vòng đấu bảng và vòng loại đầu tiên trong mùa bóng này (8 trận đấu).


Bảng Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]


Vòng loại trực tiếp thứ nhất (vòng 1/16)[sửa | sửa mã nguồn]


Vòng đấu này bốc thăm vào ngày 19 tháng 12 tại Nyon, Thụy Sĩ. Lượt đi tiến hành vào 24 và 25 tháng 2, lượt về tiến hành vào 10 và 11 tháng 3 năm 2009.



Lễ bốc thăm tứ kết và bán kết được tiến hành vào ngày 20 tháng 3. Việc bốc thăm là ngẫu nhiên, nghĩa là không có đội hạt giống và không xét đến quốc gia của câu lạc bộ. Lượt đi tứ kết diễn ra vào 7 và 8 tháng 4, lượt về một tuần sau đó là 14 và 15 tháng 4.


Tứ kết[sửa | sửa mã nguồn]


Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]


Loạt trận lượt đi diễn ra ngày 28 và 29 tháng 4, loạt trận lượt về diễn ra ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2009.



Trận chung kết UEFA Champions League mùa giải 2008-09 diễn ra vào 20 giờ 45 (giờ địa phương, UTC +2) ngày 27 tháng 5 năm 2009 tại sân vận động Olimpico thuộc thành phố Roma, Ý. Đây là lần thứ năm liên tiếp trận chung kết Champions League có ít nhất một đội bóng Anh. Manchester United cũng là đội bóng thứ 3 có cơ hội bảo vệ chức vô địch sau Ajax (năm 1996) và Juventus (năm 1997). Barcelona lên ngôi vô địch sau khi chiến thắng 2–0 nhờ hai bàn thắng của Eto'o và Messi, trở thành câu lạc bộ Tây Ban Nha đầu tiên giành được "cú ăn ba" (Champions League, vô địch quốc gia và Cúp quốc gia).






Vô địch UEFA Champions League 2008–09
Tây Ban Nha
Barcelona
(Lần thứ ba)

Dưới đây là danh sách các cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu (chỉ tính từ vòng đấu bảng):


Nguồn: Danh sách cầu thủ ghi bàn của giải, cập nhật ngày 27 tháng 5 năm 2009





A. ^ Các đội được chuyển thẳng vào vòng đấu sau do suất của Đương kim vô địch không sử dụng.

B. ^ Trận đấu được tổ chức tại Dublin.

C. ^ Thứ tự hai lượt đấu thay đổi.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Wp2android - Question copyright regular license and extended license in Themeforest?

Answer question 4 week April 2015 Lift your WP WordPress menu link question You ask yourself the question: WP Ladders when I use the link in the column on the brother on wordpress! When other domain transfers! I want it to change how? I've tried using shortcode plugin url. v v k when its effects but latest is [blogurl]/product. Thanks all, to answer questions on forums: thachpham: When You transfer the domain, you can use the Safe Search plugin to Replace it find the old switch to the new domain in the domain database. If you have any other comments about the link in the menu of WordPress please leave comments below, we will respond. So thank you for your interest in the article. Wish you Learn WordPress! wordpress-mobile-app-plugin

Wp2android - Article 28: the Plugin needed to install in WordPress

Answer question 3 week 5/2015 of you Tuan Ngo asked which way does the article not appear in WordPress. Are you Tuan Ngo asked: is there a way out, just not post the new link has considered đc ko, the article answer the question on facebook: Lincheng dropped white file index go Tuan Ngo? Forestry Into the index.php file removal go or go on the web only in white in the new article see Tuan Ngo ko he was just 1 bt, web hits come on Lincheng if so create a page about you Tuan Ngo page post j also address Lincheng if page that doesn't show the link where considered to be there? Vu Quang Thinh Written filter pre post, check the position of the page called query, if there is single then add filter with soy meta_query ứngDùng 1 the code small grapes add 1 field meta save check allows to show in the index or not. public_queryable not know have used dc ko, but certainly the way on ok Kim Developed a registration post new status filter at query at home Tuan Ngo OK thanks the do...

Mohamed ElBaradei – Wikipedia tiếng Việt

Mohamed Mustafa ElBaradei (tiếng Ả Rập: محمد مصطفى البرادعى ‎, Muḥammad Muṣṭafā al-Barādaʿī , phát âm tiếng Ả Rập Ai Cập:  [mæˈħæmmæd mosˈtˤɑfɑ (ʔe)lbæˈɾædʕi] ; sinh ngày 17 tháng 6 năm 1942) là một học giả luật, chính khách, nhà ngoại giao người Ai Cập. Ông hiện là Phó Tổng thống lâm thời của Ai Cập. Ông từng là Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), một tổ chức liên chính phủ nằm dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc từ 1997 tới 2009. Ông và IAED đồng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2005. ElBaradei cũng là một nhân vật quan trọng trong nền chính trị những năm gần đây của Ai Cập, đặc biệt là trong cuộc Cách mạng Ai Cập 2011 và cuộc đảo chính tại Ai Cập 2013. Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mohamed ElBaradei Articles The 2005 Nobel Peace Prize, photoessay by Scott London What Price, Peace?, Mohamed ElBaradei (LL.M '71, J.S.D. '74), NYU Law School, Autumn 2006 Paul C. Warnke Lecture on International Security: A World Free of Nuclear...