Chuyển đến nội dung chính

Rắn hổ mang chúa – Wikipedia tiếng Việt



Rắn hổ mang chúa (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah) là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m.[2]

Mặc dù danh từ "rắn hổ mang" nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus.[2]Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.[3][4]

Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng,[5][6][7] mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.[5] Rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong nền văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.[8]





Kích thước[sửa | sửa mã nguồn]


Hình ảnh phân tích vùng đầu

Chiều dài trung bình của rắn trưởng thành đạt khoảng 3 đến 4 m (9,8 đến 13,1 ft), còn cân nặng trung bình khoảng 6 kg (13 lb). Trong lịch sử, mẫu vật dài nhất được biết đến lưu giữ tại sở thú London, phát triển chiều dài quanh khoảng 5,6 đến 5,7 m (18 đến 19 ft) trước khi chết nhân đạo do đúng thời điểm bùng nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào năm 1951, mẫu vật hoang dã nặng nhất được Câu lạc bộ hoàng gia quốc đảo Singapore bắt giữ, có cân nặng 12 kg (26 lb) và chiều dài 4,8 m (15,7 ft). Đến năm 1972, một mẫu vật nuôi nhốt khác thậm chí nặng hơn được lưu giữ tại công viên động vật học New York, đo lường cân nặng 12,7 kg (28 lb) và chiều dài 4,4 m (14,4 ft).[9] Thậm chí, ngày nay chiều dài tối đa được ghi nhận ở loài rắn này trong tự nhiên là 7 m (23 ft), còn cân nặng tối đa lên đến 30 kg (66 lb), số liệu được ghi nhận tại dãy núi Ghats tây ở Ấn Độ.[10] Rắn hổ mang chúa là loài lưỡng hình giới tính về mặt kích thước, con đực đạt kích thước lớn hơn so với con cái.[11][12] Chiều dài và khối lượng của loài rắn này phụ thuộc vào môi trường sống cùng một vài yếu tố khác. Mặc dù có kích thước to lớn, rắn hổ mang chúa rất nhanh nhẹn và linh hoạt.[13] So với một số loài rắn độc khác, chẳng hạn như rắn chuông lưng đốm thoi miền đông và rắn hổ lục Gaboon, thường ngắn hơn nhiều so với rắn hổ mang chúa nhưng cơ thể khá cồng kềnh, là những con số cạnh tranh với rắn hổ mang chúa về trọng lượng trung bình và là báo cáo đúng nhất về trọng lượng tối đa.


Da và sự lột xác[sửa | sửa mã nguồn]


Rắn có da sáng màu do sống tại nơi nhiều ánh sáng

Rắn có da tối màu do sống tại nơi ít ánh sáng


Tùy theo môi trường sinh sống mà da rắn hổ mang chúa có màu sắc khác nhau,[14] thông thường rắn sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ có da sáng màu; còn rắn sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động có da tối màu.[15]Da ở phần đầu và lưng có màu sắc biến thiên theo môi trường sống,[11][12] phạm vi màu sắc từ đen chì, rám nắng, ôliu nâu đến xám nâu, trắng xám.[16] Các vạch kẻ màu trắng hoặc vàng mờ nhạt chạy dọc theo chiều dài cơ thể.[17] Phần bụng có màu kem hoặc vàng nhạt, vảy mịn.[16] Phần cổ có màu vàng sáng hoặc màu kem.[7][18]

Chu kỳ lột da của rắn hổ mang chúa trưởng thành khoảng 4 - 6 lần trong năm, còn rắn con lột da mỗi tháng. Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu rắn chuẩn bị bước vào thời kỳ lột da là đôi mắt. Đôi mắt không còn trong suốt mà biến thành màu sữa đục. Đến khi đôi mắt trong trở lại là rắn bắt đầu lột xác. Rắn chà xát cơ thể mình vào bề mặt, góc cạnh thô ráp; chúng cần khoảng 10 ngày để lột bỏ hết lớp da cũ.[15] Một làn da nhạy cảm mới xuất hiện ngay sau khi chúng lột bỏ lớp da cũ. Đây là những khoảng thời gian nhạy cảm nhất đối với loài rắn này. Do da còn non yếu nên rắn không đi săn mồi, nhất là những con mồi có khả năng chống trả cao. Thông thường, khi sống gần khu dân cư, đến thời kỳ lột da, rắn hổ mang chúa sẽ tìm đến khu dân cư (nhất là nhà bếp), tìm nơi trú ẩn tốt, không chỉ vì thức ăn mà còn muốn được sưởi ấm. Do đó, người dân rất dễ gặp nguy hiểm nếu tiếp xúc với rắn và rắn cắn trả lại theo phản xạ tự vệ.[19]

Rắn con còn nhỏ có lớp da đen tuyền và những vạch kẻ hẹp hình chữ V màu vàng hoặc trắng[7] (có thể bị nhầm lẫn với loài rắn cạp nong, nhưng dễ dàng xác định nhờ vùng mang cổ khá rộng của loài). Những vạch kẻ này thường mờ dần theo tuổi tác, có thể biến mất hoàn toàn, mặc dù vậy đa số rắn trưởng thành vẫn phô bày những vạch kẻ này trên da suốt đời.[18]


Vảy[sửa | sửa mã nguồn]


Vảy rắn bao phủ toàn bộ cơ thể, cấu tạo từ keratin.[15] Vảy lưng dọc theo trung tâm cơ thể rắn gồm khoảng 15 hàng. Con đực có 235 đến 250 vảy bụng, trong khi con cái có 239 đến 265 vảy. Vảy đuôi đơn lẻ hoặc ghép cặp trong mỗi hàng, khoảng 83 đến 96 ở con đực và 77 đến 98 ở con cái.[13] Số lượng và sự sắp xếp của vảy hầu như không có gì thay đổi sau mỗi lần thay da. Vảy trên lưng nhỏ và tròn, còn vảy dưới bụng dài, rộng, căng ra toàn bộ chiều rộng bụng rắn và xếp thành một cột duy nhất theo chiều hướng xuống.[2][13][15]


Cấu trúc xương sọ[sửa | sửa mã nguồn]


Rắn trưởng thành có phần đầu khá to lớn và đồ sộ, mặc dù giống như tất cả các loài rắn khác, loài rẳn này có thể mở rộng quay hàm nuốt mồi lớn nhờ hai xương khớp nối lỏng lẻo nhau tại hàm dưới.[15] Với cấu trúc bộ răng proteroglyph, nghĩa là sở hữu cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng kèm theo hệ thống tiết nọc độc vào con mồi.[2][5]


Mang[sửa | sửa mã nguồn]


Giống như các loài rắn hổ mang khác, rắn hổ mang chúa có khả năng phồng mang, bành rộng phần cổ ra do nếp gấp của lớp da lỏng lẻo hai bên cổ.[15] Rắn phồng mang rộng ra khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động, xương sườn kéo dài, mở rộng vùng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình dạng như mui xe phía trước cơ thể. Với cách này, rắn hổ mang chúa sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn bình thường rất nhiều, giúp rắn uy hiếp kẻ thù.[11]

Tuy nhiên, phần mang cổ của rắn hổ mang chúa hẹp hơn và dài hơn so với các loài rắn hổ mang khác.[5][15]


Mắt[sửa | sửa mã nguồn]


Rắn hổ mang chúa sở hữu đôi mắt đen tròn sáng[15] và mi mắt trong suốt; có nghĩa là rắn hổ mang chúa không bao giờ chớp mắt, rất hữu dụng khi săn mồi. Khi bị trầy xước, lớp mi này nhanh chóng bong tróc và được thay thế bằng một lớp khác.


Tuổi thọ[sửa | sửa mã nguồn]


Rắn hổ mang chúa hoang dã có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm.[20] Tuổi thọ tối đa ước lượng được 30 năm.[10]



Rắn con và vạch chữ V trên thân phân biệt với các loài rắn hổ mang khác

Ophiophagus hannah thuộc về chi Ophiophagus đơn diện, họ Elapidae (họ rắn hổ). Trong khi hầu hết những loài rắn hổ mang khác là thành viên thuộc chi Naja. Loài này được phân biệt với các loài hổ mang khác dựa theo kích thước và mang cổ. Rắn hổ mang chúa thường lớn hơn so với các loài hổ mang khác, và các vạch sọc trên cổ có hình chữ V thay vì hình dạng mắt kép hoặc đơn thường thấy trên hầu hết các loài rắn hổ mang châu Á khác. Hơn nữa, rắn hổ mang chúa có mang cổ hẹp hơn và dài hơn.[5] Một phương pháp hết sức rõ ràng để nhận dạng, nhìn thấy rõ trên đầu, là sự hiện diện của một cặp vảy lớn được gọi là xương chẩm, nằm ở mặt sau đỉnh đầu. Đây là cách sắp xếp chín mảng xương dẹt phía sau, đặc trưng của họ Rắn nước và họ Rắn hổ, và là vẻ độc đáo của loài rắn hổ mang chúa. Loài rắn này được nhà sinh vật học người Đan Mạch Theodore Edward Cantor miêu tả lần đầu vào năm 1836.[2]



Rắn hổ mang chúa phân bố tại tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á, và các khu vực phía nam của Đông Á (nơi mà không phổ biến). Rắn hổ mang chúa được tìm thấy ở các nước Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Nepal, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.[1]

Rắn sinh sống tại sinh cảnh rừng rậm cao nguyên,[2][21] hay rừng mưa, đồng cỏ, đồng bằng.[11] Khu vực ưa thích rải rác hồ nước hoặc dòng suối. Rắn còn sống tại rừng nhiệt đới ẩm, rừng tre hoặc đầm lầy mọc cây đước,[15] hay những môi trường khác rậm rạp cây bụi và mưa nhiều. Khoảng từ 2000 m so với mực nước biển.[22]



Săn mồi[sửa | sửa mã nguồn]


Rắn hổ mang chúa, giống như những loài rắn khác, tiếp nhận tín hiệu hóa học thông qua chiếc lưỡi chẻ đôi, đánh hơi (cảm thụ các phân tử mùi hương trong không khí) bằng các tế bào cảm giác trên lưỡi, rắn đưa đầu lưỡi chạm vào cơ quan thụ cảm giác quan (còn gọi là cơ quan Jacobson) nằm trên vòm họng để truyền các thông tin nhận được đến não bộ.[2][12] Giác quan này cũng giống như khứu giác con người. Khi mùi vị con mồi được rắn phát hiện, co giật nhẹ ở lưỡi để nhận biết vị trí con mồi (các nhánh song song của lưỡi phát ra âm thanh); rắn cũng sử dụng thị giác quan sát (rắn có thể phát hiện con mồi di chuyển cách nó 100 m (330 feet)), một cách linh hoạt[14] và nhạy cảm với rung động mặt đất nhằm theo dõi con mồi. Mặc dù rắn không có tai ngoài, nhưng chúng "nghe" bằng cách cảm nhận rung động sóng âm qua da, cộng hưởng xuyên qua hộp sọ, truyền đến xương vuông (cạnh bên xương tai), sau đó truyền vào màng nhĩ bên trong.[15]

Rắn hổ mang chúa có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Loài rắn này tiết ra chất độc và chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Trong nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Trong một số trường hợp loài rắn này không phóng ra nọc độc khi cắn.

Sau khi cắn vào con mồi, rắn sẽ bắt đầu nuốt con mồi đang giãy giụa trong khi nọc độc bắt đầu quá trình tiêu hóa mồi. Rắn hổ mang chúa, giống như tất cả các loài rắn, có quay hàm linh hoạt. Bộ xương hàm được kết nối bởi các dây chằng mềm dẻo như dây cao su, cho phép xương hàm dưới di chuyển độc lập. Điều này cho phép rắn nuốt cả con mồi của nó, cũng như cho phép rắn nuốt con mồi lớn hơn nhiều so với phần đầu.[2][12]

Rắn hổ mang chúa sống trên mặt đất, nhưng leo cây và bơi lội rất giỏi.[12] Tuy thân hình to lớn nhưng tốc độ di chuyển của rắn hổ mang chúa khá nhanh. Rắn có thể săn mồi suốt cả ngày, hiếm khi bắt gặp chúng vào ban đêm trong khi hầu hết những loài rắn hổ mang khác (thuộc chi Naja) hoạt động về đêm.[7] Ngành bò sát học phân loại rắn hổ mang chúa là động vật hoạt động ban ngày.[2][3]


Khẩu phần[sửa | sửa mã nguồn]


Loài này thuộc chi Ophiophagus, một từ ngữ khởi nguồn trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là "loài vật ăn thịt rắn". Đúng như vậy, con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, bao gồm rắn săn chuột, trăn nhỏ và thậm chí nhiều loài rắn độc khác ví dụ như những thành viên khác nhau thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự), và chi Bungarus (chi rắn cạp nia).[3][4] Khi thức ăn khan hiếm, chúng cũng có thể ăn các loài có xương sống nhỏ khác, chẳng hạn thằn lằn, chim và gặm nhấm. Trong một số trường hợp, rắn hổ mang chúa có thể "siết chặt" con mồi, ví dụ chim hay động vật gặm nhấm lớn, sử dụng cơ thể bắp thịt của chúng, mặc dù những trường hợp này không phổ biến.[2][4] Sau bữa ăn lớn, con rắn có thể sống trong nhiều tháng mà không cần săn mồi nhờ có một tỷ lệ trao đổi chất chậm chạp trong cơ thể.[2][11][12] Thức ăn phổ biến nhất của rắn hổ mang chúa là rắn săn chuột; hành trình đuổi bắt mồi thường đưa rắn hổ mang chúa đến gần khu dân cư.


Phòng vệ[sửa | sửa mã nguồn]


Rắn hổ mang chúa đang nâng 1/3 cơ thể lên trong tư thế phòng vệ

Khi gặp nguy hiểm, rắn hổ mang chúa sẽ cố gắng trốn thoát nhanh chóng và tránh đối đầu.[17] Tuy nhiên, nếu tiếp tục bị khiêu khích, rắn hổ mang chúa trở nên rất hung dữ.[7][20]

Khi đối mặt, rắn hổ mang chúa sẽ nâng phần trước (thường là 1/3) cơ thể lên (khoảng 1,5 m) và nhìn thẳng vào mắt đối thủ, phồng mang rộng, lộ rõ cặp răng nanh và huýt lên ầm ĩ.[5][20][23] Rắn hổ chúa có thể dễ dàng bị kích động do đối tượng tiếp cận gần hay chuyển động đột ngột. Khi nâng cơ thể lên cao, rắn hổ mang chúa vẫn có thể di chuyển nhanh về phía trước để tấn công dù ở khoảng cách xa[20] và đối phương có thể đánh giá sai phạm vi an toàn. Rắn hổ mang chúa có khả năng cắn nhiều vết trong một lần tấn công duy nhất[6] nhưng rắn trưởng thành biết cách cắn và giữ chặt. Đó là cách thức phòng vệ của loài rắn này khi sống tại vùng rừng ít dân cư và rừng nhiệt đới rậm rạp.[5][20] Do đó nạn nhân bị hổ mang chúa cắn thường là người thôi miên rắn.[5]

Một số nhà khoa học tin rằng tính khí hung hãn của loài này đã được phóng đại mức. Hầu hết chạm trán tại chỗ trong cuộc sống với rắn hổ chúa hoang dã, con rắn xuất hiện tính khí khá điềm tĩnh, chúng thường kết thúc bị giết hoặc khuất phục do bất kỳ những kích động thần kinh khó. Nhiều ủng hộ quan điểm cho rằng rắn hổ mang chúa hoang dã thường có tính khí ôn hòa, mặc dù chúng thường xuất hiện tại khu vực nhà cửa san sát hay bị tác động, nhưng rắn rất giỏi tránh con người. Nhà sinh vật học Michael Wilmer Forbes Tweedie cảm nhận rằng "khái niệm này được dựa trên xu hướng chung nhằm làm lắng dịu tất cả thuộc tính của loài rắn mà ít quan tâm đến sự thật về chúng. Phản ánh tại một thời điểm cho thấy rằng điều này phải được như vậy, đối với loài rắn hổ chúa không phải hiếm, thậm chí trong khu vực dân cư, có ý thức hay vô thức, người dân phải chạm trán rắn hổ mang chúa khá thường xuyên. Nếu con rắn thực sự thường xuyên hung hăng, kết quả rắn cắn người hay xảy ra, do đó cực kỳ hiếm rắn hung hăng".[24][25]

Nếu rắn hổ chúa gặp một kẻ thù tự nhiên, ví dụ như chồn mangut, loài chồn có khả năng kháng nọc độc thần kinh, rắn thường cố gắng lẫn trốn.[26] Nếu không thể làm như vậy, chúng sẽ phồng mang và phát ra một tiếng huýt, đôi khi giả vờ ngậm chặt miệng. Những nỗ lực này thường chứng minh rất hiệu quả, đặc biệt đối với kẻ thù nguy hiểm hơn nhiều so với loài chồn, ví dụ như các loài động vật có vú nhỏ có thể giết rắn một cách dễ dàng.

Một cách phòng vệ an toàn khi con người tình cờ gặp rắn hổ mang chúa là từ từ tháo bỏ áo sơ mi hoặc mũ và quăng nó xuống đất trong khi đang đi lùi về phía sau.[27]


Tiếng huýt gầm gừ[sửa | sửa mã nguồn]


Tiếng huýt của rắn hổ mang chúa có cường độ thấp hơn nhiều so với nhiều loài rắn khác. Nhiều người cho rằng âm thanh mình nghe được từ rắn hổ mang chúa giống như một "tiếng gầm" hơn là một tiếng huýt.[28] Trong khi tiếng huýt của hầu hết các loài rắn có tần số khoảng từ 3.000 đến 13.000 Hz với tần số vượt trội gần 7.500 Hz, tiếng gầm gừ của rắn hổ mang chúa có tần số khoảng dưới 2500 Hz, với tần số vượt trội gần 600 Hz, thấp hơn nhiều so với tần số giọng nói người. So sánh hình thái phân tích giải phẫu học đã dẫn đến một phát hiện rằng túi thừa khí quản có chức năng cộng hưởng tần số thấp trong tiếng gầm của rắn và con mồi, loài rắn chuột vùng rừng ngập mặn, cả hai đều có thể phát ra tiếng gầm gừ tương tự như nhau.[28]


Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]


Rắn hổ mang chúa giao phối vào khoảng tháng 1-3. Khi di chuyển trong rừng, rắn cái tiết ra chất pheromone. Đây là cách chúng để lại mùi cơ thể thu hút rắn đực tìm đến giao phối.[11][15] Nếu nhiều con rắn đực cùng xuất hiện chúng sẽ vật lộn hay cố xô đẩy đối thủ tranh bạn tình. Khi gặp được rắn cái, việc đầu tiên của rắn đực là tán tỉnh và dò xét phản ứng của đối phương.[12] Hầu hết rắn cái đều có thói quen đề phòng những con rắn đực lớn. Rắn đực thường ngửi vào thân rắn cái để dò xét, biểu lộ ý muốn, nhằm đảm bảo an toàn. Rắn đực thường xoa đầu mình vào thân rắn cái. Nếu rắn cái có biểu hiện dè đặt giao phối thì rắn đực sẽ húc hoặc đẩy nhẹ vào thân rắn cái.[11] Sau khi rắn cái ưng thuận thì cả hai sẽ bước vào quá trình giao phối. Hai con rắn quấn cơ thể vào nhau theo hình xoắn dây. Rắn cái ngẩng cao cái đầu trong khi rắn đực tiến hành giao phối. Hoạt động này thường kéo dài khoảng vài giờ.[12][28]

Sau khi giao phối được 1 tháng, rắn cái chuẩn bị một chiếc tổ và đẻ trứng vào khoảng tháng 4-5. Chiếc tổ gồm 2 hốc, hốc thấp bên dưới dùng để chứa trứng. Cành lá mục và mảnh vụn được sử dụng để đắp tổ gò đất. Rắn cái thường đẻ khoảng 20 đến 50 trứng vào gò tổ, hoạt động như một chiếc lò ấp trứng. Hốc cao bên trên là nơi rắn cái cư trú, bảo vệ trứng. Đây là dạng tổ trứng phức tạp duy nhất ở loài rắn, một dấu hiệu cho biết rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn thông minh nhất.[11][15][28] Rắn cái lưu lại trong tổ cho đến lúc trứng nở, kiên trì bảo vệ gò đất, canh gác đề phòng bất kỳ con vật lớn nào đe dọa tiến đến gần, trong khoảng 60 đến 90 ngày.[23] Bên trong gò, những quả trứng được ấp ở nhiệt độ ổn định khoảng 28 °C (82 °F), được ủ bằng sức nóng của thảm lá mục. Ngay trước khi trứng nở, bản năng thúc đẩy rắn cái rời khỏi tổ săn mồi, chấm dứt mọi quan hệ với rắn con.[7][20][28] Sau một mùa giao phối, rắn cái có thể tích trữ tinh trùng rắn đực trong vài năm, sử dụng như kho lưu trữ để thụ thai cho chính nó vào mùa sau, mặc dù vậy hiện tượng này không phổ biến.[12][15]

Rắn non khi mới nở dài trung bình khoảng 45 đến 55 cm (18–22 in), có đầy đủ tuyến nọc độc như rắn trưởng thành. Da rắn con có các vạch màu sáng, nhưng những vạch màu sẽ nhạt dần hoặc biến mất khi chúng trưởng thành. Rắn con thường cảnh giác và dễ bị kích thích, chúng sẽ rất hung dữ nếu bị quấy rầy.[5]



Hộp sọ rắn hổ mang chúa với 2 răng nanh

Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), được biết như haditoxin[29] và một vài hợp chất khác.[3][30] Độc tính LD50 nghiên cứu trên chuột biến thiên từ 1,31 mg / kg tại tĩnh mạch[31] và 1,644 mg / kg tại phúc mạc[31] đến 1,7-1,93 mg / kg dưới da.[32][33][34]

Rắn hổ mang chúa có khả năng giáng một vết cắn tử vong và nạn nhân bị tiêm vào thân một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500 mg[5][35][36] hoặc thậm chí lên đến 7 ml.[20] Engelmann và Obst (1981) liệt kê liều lượng nọc độc trung bình khoảng 420 mg (trọng lượng thô).[33] Theo đó, một lượng lớn chất kháng nọc độc có thể đủ để đảo ngược sự tiến triển triệu chứng trúng độc khi bị rắn cắn.[6] Nọc độc tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến đến hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp. Hơn nữa, nạn nhân còn có thể suy thận theo một vài quan sát vết cắn thí nghiệm mặc dù khả năng này không phổ biến.[37] Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng[5][6] chỉ sau 30 phút.[6][38] Độc rắn hổ chúa thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.[39] Theo ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn có khả năng gây tử vong cho khoảng 20 – 30 người trưởng thành nếu không được chữa trị.[20]

Có hai loại huyết thanh kháng độc được dùng điều trị rắn cắn. Hội Chữ thập đỏ Thái Lan sản xuất một loại, Viện nghiên cứu trung ương Ấn Độ sản xuất loại còn lại. Tuy nhiên, cả hai được dùng với số lượng nhỏ, trong lúc sẵn có đặt hàng, vẫn không được tích trữ nhiều.[40] Ohanin, một thành phần protein của nọc độc, gây ra hội chứng di động dưới và nhạy đau quá mức ở động vật có vú.[41] Các thành phần khác có cardiotoxic (gây suy tim)[42] cùng cytotoxic (hủy hoại tế bào) và neurotoxic (hủy hoại thần kinh).[43] Tại Thái Lan, hỗn hợp pha chế gồm alcohol và rễ củ nghệ dùng để ăn, được chứng minh lâm sàng có khả năng phục hồi cơ thể mạnh mẽ, chống lại nọc rắn hổ mang chúa và độc tố thần kinh của những loài rắn khác.[44] Phương pháp điều trị thích hợp và trực tiếp sẽ rất quan trọng để tránh tử vong. Tiền lệ thành công được ghi nhận là một nạn nhân hồi phục và xuất viện sau 10 ngày nhờ điều trị bằng huyết thanh chính xác và chăm bệnh nội trú.[38]

Trường hợp bị loài rắn này cắn khá hiếm và hầu hết nạn nhân khống chế được con rắn.[5] Không phải tất cả vết cắn đều chứa độc nhưng thường được xem là có tầm quan trọng y tế.[45] Tỷ lệ tử vong lâm sàng biến đổi giữa các vùng miền và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn tiến bộ của y tế địa phương. Một cuộc khảo sát tại Thái Lan báo cáo có 10 ca tử vong trên tổng số 35 nạn nhân bị rắn hổ mang chúa cắn, tỷ lệ tử vong đặt ra (28%) cao hơn so với các loài rắn hổ mang khác.[46] Một báo cáo rà soát 6 năm được công bố của Bệnh viện Nam Ấn Độ cho biết 2/3 số nạn nhân bị rắn hổ mang chúa cắn được phân vào loại "nghiêm trọng", mặc dù cuối cùng không tử vong do điều trị y tế thích hợp.[37] Ban nghiên cứu độc tố lâm sàng tại Đại học Adelaide chỉ ra tỷ lệ tử vong do rắn hổ mang chúa cắn khi không được điều trị khoảng 50 - 60%, có nghĩa khoảng một nửa vết cắn không gây tử vong do nọc độc.[32]



Trong lịch sử, rắn hổ mang chúa được tôn trọng hoặc thậm chí tôn sùng do tín ngưỡng văn hóa bản địa trong phạm vi sinh sống của loài. Tuy nhiên, ngày nay số lượng rắn hổ mang chúa sụt giảm đáng kể tại nhiều nơi phân bố. Do con người phá rừng khai thác gỗ, lấy đất canh tác hay mở rộng đất định cư. Rắn hổ mang chúa cũng bị săn bắt lấy thịt, da, mật hoặc nọc độc phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc.[28] Loài này còn bị săn bắt trái phép với mục đích buôn lậu động vật quốc tế.[1][47]

Loài rắn này được liệt kê tại phụ lục II trong Công ước CITES.[22]



Một con rắn hổ mang chúa khá dài tại khu bảo tồn thuộc Ghats tây, Ấn Độ

Tại Ấn Độ, rắn hổ mang chúa được bảo vệ tại mục II của Luật bảo vệ động vật hoang dã (1972) (đã sửa đổi) và ai giết rắn hổ mang chúa sẽ bị phạt tù đến 6 năm.[11][48] Tại phía tây nam Ấn Độ, vùng đất Ghats tây rộng mênh mông, bao quanh dãy núi chạy dọc bờ biển. Vùng đất này rộng đến 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là vùng đất cực kỳ đa dạng sinh học. Ghats tây là nơi ẩm ướt nhất hành tinh. 40% lượng nước của Ấn Độ được cung cấp cho sông, suối bắt nguồn từ Ghats tây. Hiện Ghats tây là nơi mà số lượng loài rắn hổ mang chúa còn nhiều nhất thế giới. Nhiều khu bảo tồn rắn hổ chúa được quy hoạch tại đây để bảo tồn loài rắn này. Những nỗ lực quan trọng nhất để bảo tồn loài này được thiết lập tại Trạm nghiên cứu rừng mưa Agumbe. Được thành lập do nhà nghiên cứu bò sát Rom Whitaker và tài trợ bởi quỹ "Whitley Fund for Nature", trạm hoạt động thúc đẩy bảo tồn rừng nhiệt đới khu vực, sử dụng rắn hổ mang chúa là loài biểu trưng. Trạm cung cấp cơ sở cho nghiên cứu sinh học loài này, thông tin hoạt động bảo tồn, liên quan đến sự tham gia của những tổ chức phi chính phủ địa phương, cũng như chương trình giáo dục tại trường học địa phương.[28][47] Việc bảo tồn rắn ở đây rất thuận lợi, bởi người dân bản địa rất tôn trọng rắn hổ mang chúa, xem chúng như thần linh, không bao giờ giết loài rắn này. Môi trường sống phù hợp, được bảo vệ nghiêm ngặt, nên rắn hổ mang chúa tại Ghats tây có điều kiện phát triển rất tốt, đạt kích thước cực đại. Chúng sống được đến 30 năm và không bao giờ ngừng phát triển. Các nhà khoa học nghiên cứu về rắn hổ mang chúa từ khắp thế giới đã đến vùng đất này và ghi nhận rắn ở đây có thể đạt kích cỡ dài 7m, nặng đến 30 kg.[49]

Tại miền nam Việt Nam, theo một số nguồn báo chí thì rắn hổ mây là tên gọi khác của loài rắn này, bởi vì tuy thân hình to lớn, đồ sộ nhưng rắn di chuyển nhanh như mây gặp gió.[50] Rắn hổ mang chúa được cho là một món ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng và bị săn bắn khá nhiều trong tự nhiên. Đây là loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức nguy cấp, quý hiếm nhóm IB quy định tại Nghị định 32/2006 của Chính phủ, hiện còn rất ít ngoài tự nhiên do bị săn bắt và buôn bán trái phép.[51]





Tại Myanmar, rắn hổ mang chúa thường được thôi miên bởi các nữ nghệ nhân múa rắn.[4] Thành viên của tộc người Pakkoku xăm mình bằng mực trộn với nọc độc rắn hổ chúa trên cơ thể trong một tuần, điều này có khả năng bảo vệ họ khỏi những con rắn, mặc dù không có bằng chứng khoa học xác thực.[52] Người thôi miên thường xăm ba chữ tượng hình.[4] Họ còn hôn đỉnh đầu rắn khi kết thúc biểu diễn.[4]

Rắn hổ mang chúa được chọn là biểu tượng động vật bò sát quốc gia của Ấn Độ. Tại các nước thuộc tiểu lục địa Ấn Độ, theo văn hóa đạo Hindu, rắn hổ mang nói chung được liên kết đến hai vị thần chính, là Shiva và Vishnu. Shiva, chiến binh "hủy diệt" khổ hạnh, quấn một con rắn xung quanh cổ thần. Vishnu được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời nhờ một con rắn hổ mang khổng lồ năm đầu được gọi là Kaliya, con vật từng là kẻ thù của thần. Cư dân rắn của thế giới ngầm, được gọi là nagas, cũng chủ yếu tương tự rắn hổ mang. Theo thần thoại, rắn hổ mang chúa được cho sở hữu bộ nhớ đặc biệt, hình ảnh kẻ giết rắn nằm trong mắt của con rắn đó, về sau khi điều tra, tìm kiếm thủ phạm giết rắn thần nhằm trả thù chỉ cần nhìn vào mắt. Bởi vì tin vào thần thoại này, đặc biệt tại Ấn Độ, bất cứ khi nào một con rắn hổ mang chúa bị giết, phần đầu rắn hoặc bị nghiền nát hoặc đốt cháy để phá hủy đôi mắt hoàn toàn.[8]




  1. ^ a ă â Stuart, B., Wogan, G., Grismer, L., Auliya, M., Inger, R.F., Lilley, R., Chan-Ard, T., Thy, N., Nguyen, T.Q., Srinivasulu, C. & Jelić, D. (2012). Ophiophagus hannah. The IUCN Red List of Threatened Species. Version 2014.3.

  2. ^ a ă â b c d đ e ê g h Mehrtens, John (1987). Living Snakes of the World. New York: Sterling. ISBN 0-8069-6461-8. 

  3. ^ a ă â b Capula, Massimo; Behler (1989). Simon & Schuster's Guide to Reptiles and Amphibians of the World. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-671-69098-1. 

  4. ^ a ă â b c d Coborn, John (tháng 10 năm 1991). The Atlas of Snakes of the World. TFH Publications. tr. 30, 452. ISBN 978-0-86622-749-0. 

  5. ^ a ă â b c d đ e ê g h i O'Shea, Mark. Venomou snakes of the world. ISBN 978-0-691-15023-9. Average venom yield is 200–500 mg;an adult king cobra is not only the most impressive of all snakes but also one of the most dangerous. 

  6. ^ a ă â b c Davidson, Terence. “IMMEDIATE FIRST AID”. University of California, San Diego. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2011. 

  7. ^ a ă â b c d Young, D. (1999). “Ophiophagus hannah”. Animal Diversity Web. the King Cobra is undoubtedly a very dangerous snake ("Behavior" section) 

  8. ^ a ă Taylor, David (1997). “King Cobra”. National Geographic Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2007. 

  9. ^ Wood, The Guinness Book of Animal Facts and Feats. Sterling Pub Co Inc (1983), ISBN 978-0-85112-235-9

  10. ^ a ă “Đột nhập lãnh địa loài hổ mang chúa khổng lồ nặng... 30 kg”. danviet.vn. Ngày 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2015. 

  11. ^ a ă â b c d đ e ê “The Mystical King Cobra and Coffee Forests”. Ecofriendly Coffee (bằng tiếng Anh). Ngày 2 tháng 1 năm 2013. 

  12. ^ a ă â b c d đ e ê Jay Sharp. “The King Cobra”. DesertUSA (bằng tiếng Anh). 

  13. ^ a ă â Venomous Land Snakes, Dr.Willott. Cosmos Books Ltd. ISBN 988-211-326-5. 

  14. ^ a ă Philadelphia Zoo – King cobra. philadelphiazoo.org

  15. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k “King cobra”. Angelfire (bằng tiếng Anh). 

  16. ^ a ă Capula, Macdonald (1990). The Macdonald Encyclopedia of Amphibians and Reptiles. London and Sydney: Macdonald and Co Ltd. 

  17. ^ a ă Cornett, Brandon (2012). King Cobra – Ophiophagus hannah. Reptile Knowledge

  18. ^ a ă Burnie, D. (2001). Animal. London: Dorling Kindersley. 

  19. ^ “Đến nơi rắn hổ mang chúa khổng lồ sống thành vương quốc”. KIẾN THỨC. Ngày 19 tháng 7 năm 2015. 

  20. ^ a ă â b c d đ e “National geographic- KING COBRA”. They are fiercely aggressive when cornered (line 28–29); average life span in the wild: 20 years (fast facts) 

  21. ^ Miller, Harry (tháng 9 năm 1970). “The Cobra, India's 'Good Snake'”. National Geographic 20: 393–409. 

  22. ^ a ă “CITES List of animal species used in traditional medicine” (PDF). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015. 

  23. ^ a ă Piper, Ross (2007). Extraordinary Animals: An Encyclopedia of Curious and Unusual Animals. Westport, Connecticut: Greenwood Press. ISBN 0-313-33922-8. 

  24. ^ Greene, HW (1997). Snakes: The Evolution of Mystery in Nature. California, USA: University of California Press. ISBN 0520224876. 

  25. ^ Tweedie, MWF (1983). The Snakes of Malaya. Singapore: Singapore National Printers Ltd. OCLC 686366097. 

  26. ^ Takacs, Zoltan. “Why the cobra is resistant to its own venom”. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2007. 

  27. ^ Hauser, Sjon. King Cobras, the largest venomous snakes. sjonhauser.nl

  28. ^ a ă â b c d đ Young, Bruce A. (1991). “Morphological basis of "growling" in the king cobra, Ophiophagus hannah”. Journal of Experimental Zoology 260 (3): 275–87. PMID 1744612. doi:10.1002/jez.1402600302. 

  29. ^ “King Cobra venom may lead to a new drug”. United Press International. Ngày 10 tháng 3 năm 2010. 

  30. ^ Roy, A; Zhou, X; Chong, MZ; d'Hoedt, D; Foo, CS; Rajagopalan, N; Nirthanan, S; Bertrand, D; Sivaraman, J; Kini, R. M. (2010). “Structural and Functional Characterization of a Novel Homodimeric Three-finger Neurotoxin from the Venom of Ophiophagus hannah (King Cobra)”. The Journal of biological chemistry 285 (11): 8302–15. PMC 2832981. PMID 20071329. doi:10.1074/jbc.M109.074161. 

  31. ^ a ă Séan Thomas & Eugene Griessel – Dec 1999. “LD50 (Archived)”.  Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “LD50” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác

  32. ^ a ă “Ophiophagus hannah”. University of Adelaide. 

  33. ^ a ă Engelmann, Wolf-Eberhard (1981). Snakes: Biology, Behavior, and Relationship to Man. Leipzig; English version NY, USA: Leipzig Publishing; English version published by Exeter Books (1982). tr. 222. ISBN 0-89673-110-3. 

  34. ^ Handbook of clinical toxicology of animal venoms and poisons 236. USA: CRC Press. 1995. ISBN 0-8493-4489-1. 

  35. ^ Snake of medical importance. Singapore: Venom and toxins research group. ISBN 9971-62-217-3. 

  36. ^ Carroll, Sean B. (ngày 25 tháng 10 năm 2010). “science-the king cobra”. The New York Times. 

  37. ^ a ă “Snake-bite Envenomation: A Comprehensive Evaluation of Severity, Treatment and Outcome in a tertiary Care South Indian Hospital”. The Internet Journal of Emergency Medicine 5. 2009. doi:10.5580/11c0. 

  38. ^ a ă PMID 1754675 (PMID 1754675)
    Citation will be completed automatically in a few minutes.
    Jump the queue or expand by hand


  39. ^ Dr Debra Bourne MA VetMB PhD MRCVS. “Snake Bite in Elephants and Ferrets”. Twycross Zoo. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014. 

  40. ^ “Munich AntiVenom Index: Ophiophagus hannah”. Munich Poison Center. MAVIN (Munich AntiVenom Index). Ngày 1 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2007. 

  41. ^ Pung, Y.F., Kumar, S.V., Rajagopalan, N., Fry, B.G., Kumar, P.P., Kini, R.M. (2006). “Ohanin, a novel protein from king cobra venom: Its cDNA and genomic organization”. Gene 371 (2): 246–56. PMID 16472942. doi:10.1016/j.gene.2005.12.002. 

  42. ^ Rajagopalan, N., Pung, Y.F., Zhu, Y.Z., Wong, P.T.H., Kumar, P.P., Kini, R.M. (2007). “β-Cardiotoxin: A new three-finger toxin from Ophiophagus hannah (King Cobra) venom with beta-blocker activity”. The FASEB Journal 21 (13): 3685. doi:10.1096/fj.07-8658com. 

  43. ^ Chang, L.-S., Liou, J.-C., Lin, S.-R., Huang, H.-B. (2002). “Purification and characterization of a neurotoxin from the venom of Ophiophagus hannah (king cobra)”. Biochemical and biophysical research communications 294 (3): 574–8. PMID 12056805. doi:10.1016/S0006-291X(02)00518-1. 

  44. ^ Ernst, Carl H. and Evelyn M. (2011). Venomous Reptiles of the United States, Canada, and Northern Mexico: Heloderma, Micruroides, Micrurus, Pelamis, Agkistrodon, Sistrurus. JHU Press. tr. 44–45. ISBN 978-0-8018-9875-4. 

  45. ^ Mathew, Gera, JL, T. “Ophitoxaemia (Venomous snakebite)”. MEDICINE ON-LINE. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013. 

  46. ^ Norris MD, Robert L.,. “Cobra Envenomation”. Medscape. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2013. 

  47. ^ a ă Halliday, T. and Adler, K. (2002). The New Encyclopedia of Reptiles and Amphibians. Oxford: Oxford University Press. 

  48. ^ Sivakumar, B (ngày 2 tháng 7 năm 2012). “King cobra under threat, put on red list”. The Times of India – Chennai (Bennett, Coleman & Co. Ltd.). 

  49. ^ “Giải mã bí ẩn vùng đất của bầy hổ mang chúa khổng lồ”. KIẾN THỨC. Ngày 12 tháng 12 năm 2015. 

  50. ^ Nam Giao - Dương Phạm (10 tháng 4 năm 2012). “Giải mã sự thật về rắn hổ mây khổng lồ”. VTC news. 

  51. ^ Nghị định chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006

  52. ^ John C. Murphy (2010). Secrets of the Snake Charmer: Snakes in the 21st Century. iUniverse. 



  • Cantor, 1836: Sketch of undescribed hooded serpent with fangs and maxillar teeth. Asiatic Researches, Calcutta.

  • Günther, 1864: The reptiles of British India. (texte intégral).

  • Rắn hổ mang chúa tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).

  • Ophiophagus tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).

  • Thông tin loài trên SVRVN (tiếng Việt)

  • Cox, Merel J., 1991. The snakes of Thailand and Their Husbandry. Krieger Publishing Company, Malabar, Florida.

  • Gharpurey, K.G., 1962. Snakes of India & Pakistan. B.G. Dhawale at Karnatak Printing Press, Chira Bazar, Bombay 2.

  • Jacob, Udo Dr. Obst, Fritz Jurgen Obst, and Dr. Klaus Richter. 1984. The Completely Illustrated Atlas of Reptiles and Amphibians For The Terrarium. Edition Leipzig.

  • Mehrtens, John M. 1987. Living Snakes Of The World. Sterling Publishing Co., Inc. New York. Blanford Press. Dorset, England.

  • Minton, Sherman A., and Madge Rutherford Minton. 1973. Giant Reptiles. Library of Congress.

  • Pitman, R.S., 1974. A Guide To The Snakes of Uganda. Wheldon & Wesley, Ltd.

  • Reitinger, Frank F., 1978. Common Snakes of South East Asia and Hong Kong. 1978. South China Printing Company Limited.

  • Schneider, Greg., 1997. The University of Michigan Department of Herpetalogy.







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Wp2android - Question copyright regular license and extended license in Themeforest?

Answer question 4 week April 2015 Lift your WP WordPress menu link question You ask yourself the question: WP Ladders when I use the link in the column on the brother on wordpress! When other domain transfers! I want it to change how? I've tried using shortcode plugin url. v v k when its effects but latest is [blogurl]/product. Thanks all, to answer questions on forums: thachpham: When You transfer the domain, you can use the Safe Search plugin to Replace it find the old switch to the new domain in the domain database. If you have any other comments about the link in the menu of WordPress please leave comments below, we will respond. So thank you for your interest in the article. Wish you Learn WordPress! wordpress-mobile-app-plugin

Wp2android - Article 28: the Plugin needed to install in WordPress

Answer question 3 week 5/2015 of you Tuan Ngo asked which way does the article not appear in WordPress. Are you Tuan Ngo asked: is there a way out, just not post the new link has considered đc ko, the article answer the question on facebook: Lincheng dropped white file index go Tuan Ngo? Forestry Into the index.php file removal go or go on the web only in white in the new article see Tuan Ngo ko he was just 1 bt, web hits come on Lincheng if so create a page about you Tuan Ngo page post j also address Lincheng if page that doesn't show the link where considered to be there? Vu Quang Thinh Written filter pre post, check the position of the page called query, if there is single then add filter with soy meta_query ứngDùng 1 the code small grapes add 1 field meta save check allows to show in the index or not. public_queryable not know have used dc ko, but certainly the way on ok Kim Developed a registration post new status filter at query at home Tuan Ngo OK thanks the do...

Mohamed ElBaradei – Wikipedia tiếng Việt

Mohamed Mustafa ElBaradei (tiếng Ả Rập: محمد مصطفى البرادعى ‎, Muḥammad Muṣṭafā al-Barādaʿī , phát âm tiếng Ả Rập Ai Cập:  [mæˈħæmmæd mosˈtˤɑfɑ (ʔe)lbæˈɾædʕi] ; sinh ngày 17 tháng 6 năm 1942) là một học giả luật, chính khách, nhà ngoại giao người Ai Cập. Ông hiện là Phó Tổng thống lâm thời của Ai Cập. Ông từng là Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), một tổ chức liên chính phủ nằm dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc từ 1997 tới 2009. Ông và IAED đồng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2005. ElBaradei cũng là một nhân vật quan trọng trong nền chính trị những năm gần đây của Ai Cập, đặc biệt là trong cuộc Cách mạng Ai Cập 2011 và cuộc đảo chính tại Ai Cập 2013. Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mohamed ElBaradei Articles The 2005 Nobel Peace Prize, photoessay by Scott London What Price, Peace?, Mohamed ElBaradei (LL.M '71, J.S.D. '74), NYU Law School, Autumn 2006 Paul C. Warnke Lecture on International Security: A World Free of Nuclear...