Chuyển đến nội dung chính

Viðoy – Wikipedia tiếng Việt



Tem thư FR 349 về Viðoy của Bưu điện Faoe
Phát hành: 25.5.1999
Hình: Per á Hædd

Viðoy là 1 đảo của Quần đảo Faroe, nằm ở cực bắc của quần đảo, về phía đông của đảo Borðoy. Tên đảo có nghĩa là đảo gỗ vì xưa có các bè gỗ từ Siberia và Bắc Mỹ trôi giạt vào đảo (bản thân đảo không có rừng cây).





Đảo có diện tích là 41 km2 với 617 cư dân, ngụ trong 2 làng là Hvannasund ở bờ biển phía tây nam và Viðareiði ở bờ tây bắc. Có 1 đường dọc theo bờ biển phía tây, nối giao thông giữa 2 làng này. Cũng có 1 đường đê nối đảo Viðoy với làng Norðdepil trên đảo Borðoy và tuyến xe bus chạy trên đường đê này từ Klaksvík (đảo Borðoy) tới Viðoy[1]

Viðoy có 11 ngọn núi rất khó trèo, trong đó ngọn Villingadalsfjall nằm ở vị trí cực bắc của Quần đảo. Bờ phía bắc cũng có vách đá Enniberg cao 750 m, là vách đá cao nhất châu Âu



Thứ Sáu tuần thánh, ngày 23.4.1943 thủy phi cơ Catalina của Anh trên đường bay tới Na Uy, đã đâm vào sườn núi ở Viðvíksrók khiến cho 8 người thiệt mạng. Nay vẫn còn xác máy bay đó ở gần Viðvíksrók.

Ở làng Viðareiði có 1 nhà thờ và nhà xứ, xây dựng từ năm 1892. Nhà thờ này có bộ đồ phụng tự bằng bạc do nước Anh tặng, để cảm ơn việc cứu thoát thủy thủ đoàn của tàu buồm Marwood, bị đắm ở ngoài đảo Vidoy năm 1847.



Viðoy có 11 núì[2]







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống phân loại phim của MPAA – Wikipedia tiếng Việt

Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ - Motion Picture Association of America (MPAA) đưa ra Hệ thống phân loại phim của MPAA và áp dụng trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ để phân loại phim trước khi lưu hành rộng rãi nhằm đảm bảo tựa đề, nội dung và tính chất của phim đúng với đối tượng xem. Đây là hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới để phân loại phim cho các đối tượng xem trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Tại Hoa Kỳ, Hệ thống phân loại phim của MPAA là hệ thống được công nhận rộng rãi nhất do tính hợp lý và khoa học của nó. Hệ thống này không phải là hệ thống của Chính phủ Hoa Kỳ nên không có hiệu lực hành chính theo kiểu bắt buộc mà là hệ thống khuyến cáo có lý gợi ý cho công chúng sử dụng sao cho hợp lý vì lợi ích của chính họ và gia đình họ. Hệ thống này chỉ sử dụng trong công nghiệp điện ảnh vì MPAA đã có đăng ký và bảo vệ bản quyền cho hệ thống này [1] . Các khuyến cáo sẽ lưu ý là trong phim có hay không các nội dung đáng chú ý trước khi xem như "ngôn ngữ dung tục",

Nakajima A6M2-N – Wikipedia tiếng Việt

Máy bay tiêm kích đánh chặn/tiêm kích-ném bom Nakajima A6M2-N là một kiểu thủy phi cơ một chỗ ngồi dựa trên thiết kế chiếc Mitsubishi A6M Zero Kiểu 11. Tên chính thức của Hải quân Đế quốc Nhật Bản là Thủy phi cơ Tiêm kích Hải quân Loại 2 Kiểu 11 , trong khi Phe Đồng Minh đặt cho nó tên mã là Rufe . Chiếc thủy phi cơ này được phát triển từ kiểu máy bay tiêm kích danh tiếng Mitsubishi A6M "Zero", nhằm mục đích hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ và phòng thủ các căn cứ biệt lập. Nó được dựa trên khung của phiên bản A6M-2 Kiểu 11 , với đuôi được cải tiến và bổ sung các phao nổi. Chiếc máy bay này là sản phẩm tinh thần của Shinobu Mitsutake, kỹ sư trưởng hãng Nakajima, và Atsushi Tajima, một trong những nhà thiết kế của công ty. Có tổng cộng 327 chiếc được chế tạo, kể cả chiếc nguyên mẫu ban đầu. Thật không may cho các phi công, phao nổi chính và các phao phụ hai bên cánh trang bị cho chiếc A6M2-N đã làm suy giảm tính năng bay của nó đến khoảng 20%, đủ để cho Rufe thường không theo