Chuyển đến nội dung chính

Học viện Quản lý Giáo dục – Wikipedia tiếng Việt


Học viện Quản lý giáo dục là một trường Đại học công lập được thành lập ngày 3/4/2006 theo Quyết định số 501/QĐ-TTg của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng[1], trụ sở của Học viện được đặt tại số 31, phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Trường hiện đang tập trung đào tạo 5 ngành: Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế giáo dục, Giáo dục học và Công nghệ thông tin, đồng thời kết hợp công tác nghiên cứu các đề tài, đề án về khoa học giáo dục. Đây được coi là một trường đầu ngành về khoa học quản lý giáo dục trong hệ thống các trường đại học tại Việt Nam[2]

Hiện Học viện Quản lý giáo dục đang đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục, thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng và công nghệ thông tin.





Học viện Quản lý giáo dục tiền thân là Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo được thành lập năm 1990, trên cơ sở hợp nhất 3 Trường:Trường Cán bộ quản lý giáo dục (thành lập năm 1976).
Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghềTrung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục[3].

Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định số 501/QĐ-TTg thành lập Học viện Quản lý giáo dục trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.



Giám đốc:


  • GS-TS. Phạm Quang Trung

Các Phó Giám đốc:


  • PGS.TS. Trần Hữu Hoan

  • PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng


- Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1986, hạng Nhì năm 1996, hạng Nhất năm 2011;

- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2006, Cờ thi đua năm học 2009 - 2010, Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác Hội nhập quốc tế giai đoạn 2003 - 2010;

- Bộ GD&ĐT công nhận là Đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc năm học 2007 - 2008, tặng Bằng khen năm học 2008 - 2009, Cờ thi đua năm học 2009 - 2010.












Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống phân loại phim của MPAA – Wikipedia tiếng Việt

Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ - Motion Picture Association of America (MPAA) đưa ra Hệ thống phân loại phim của MPAA và áp dụng trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ để phân loại phim trước khi lưu hành rộng rãi nhằm đảm bảo tựa đề, nội dung và tính chất của phim đúng với đối tượng xem. Đây là hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới để phân loại phim cho các đối tượng xem trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Tại Hoa Kỳ, Hệ thống phân loại phim của MPAA là hệ thống được công nhận rộng rãi nhất do tính hợp lý và khoa học của nó. Hệ thống này không phải là hệ thống của Chính phủ Hoa Kỳ nên không có hiệu lực hành chính theo kiểu bắt buộc mà là hệ thống khuyến cáo có lý gợi ý cho công chúng sử dụng sao cho hợp lý vì lợi ích của chính họ và gia đình họ. Hệ thống này chỉ sử dụng trong công nghiệp điện ảnh vì MPAA đã có đăng ký và bảo vệ bản quyền cho hệ thống này [1] . Các khuyến cáo sẽ lưu ý là trong phim có hay không các nội dung đáng chú ý trước khi xem như "ngôn ngữ dung tục",

Nakajima A6M2-N – Wikipedia tiếng Việt

Máy bay tiêm kích đánh chặn/tiêm kích-ném bom Nakajima A6M2-N là một kiểu thủy phi cơ một chỗ ngồi dựa trên thiết kế chiếc Mitsubishi A6M Zero Kiểu 11. Tên chính thức của Hải quân Đế quốc Nhật Bản là Thủy phi cơ Tiêm kích Hải quân Loại 2 Kiểu 11 , trong khi Phe Đồng Minh đặt cho nó tên mã là Rufe . Chiếc thủy phi cơ này được phát triển từ kiểu máy bay tiêm kích danh tiếng Mitsubishi A6M "Zero", nhằm mục đích hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ và phòng thủ các căn cứ biệt lập. Nó được dựa trên khung của phiên bản A6M-2 Kiểu 11 , với đuôi được cải tiến và bổ sung các phao nổi. Chiếc máy bay này là sản phẩm tinh thần của Shinobu Mitsutake, kỹ sư trưởng hãng Nakajima, và Atsushi Tajima, một trong những nhà thiết kế của công ty. Có tổng cộng 327 chiếc được chế tạo, kể cả chiếc nguyên mẫu ban đầu. Thật không may cho các phi công, phao nổi chính và các phao phụ hai bên cánh trang bị cho chiếc A6M2-N đã làm suy giảm tính năng bay của nó đến khoảng 20%, đủ để cho Rufe thường không theo